“Giang Dã, tránh ra mau!”
“Giang Dã!”
“Giang Dã!”
Như có linh cảm, anh quay đầu nhìn tôi, rồi đột nhiên chạy về phía tôi.
Chiếc xe lướt qua chúng tôi một cách an toàn.
Bị Giang Dã ôm chặt trong lòng, tôi mới cảm nhận rõ nỗi sợ tràn ngập trong tim.
Tôi đấm mạnh vào vai anh, giọng run rẩy trách móc: “Giang Dã, máy trợ thính của anh đâu rồi?”
“Anh ra ngoài sao không đeo máy trợ thính?!”
Nhìn tôi nước mắt giàn giụa, Giang Dã vẫn chưa hiểu chuyện gì, vội vàng ra hiệu:
“Ý Ý, đừng khóc.”
“Anh… không thấy em… nên… vội quá… quên đeo.”
13
Về đến khách sạn, tôi tìm ngay máy trợ thính và bắt anh đeo vào.
Nhưng Giang Dã cố chấp không chịu, nhất quyết bắt tôi tự tay đeo cho anb.
Tôi thở dài, trong lòng không khỏi mềm lòng, khẽ ra hiệu bảo anh cúi xuống.
Đôi mắt Giang Dã sáng rực, ngoan ngoãn cúi đầu theo ý tôi.
“Giang Dã, từ giờ trở đi, bất kể có chuyện gì xảy ra, anh cũng phải đeo máy trợ thính.”
Tôi nghiêm giọng nhắc nhở, nhưng khi ánh mắt lướt qua gương mặt của Giang Dã, lòng tôi lại mềm nhũn.
Vẻ mặt đó của anh, thật sự khiến tôi không có chút khả năng kháng cự.
Ai mà ngờ đằng sau vẻ ít nói, lạnh lùng ấy lại là một người hoàn toàn khác.
Tôi lúng túng quay mặt đi, và ngay lúc đó, Giang Dã bất ngờ vòng tay ôm lấy eo tôi, áp đầu vào cổ tôi như muốn níu giữ điều gì.
Anh thốt ra từng âm tiết khó khăn:
“Ý… Ý.”
“Ý… Ý.”
“Ý Ý.”
Anh gọi tên tôi, hết lần này đến lần khác, khiến tai tôi nóng bừng lên.
Đây là lần đầu tiên anh chủ động tiếp cận tôi.
Nhưng nghĩ đến mối quan hệ phức tạp giữa chúng tôi, tôi cố ép mình đẩy anh ra.
“Giang Đa, đừng được đằng chân lân đằng đầu.”
“Tôi không dễ dàng tha thứ cho anh đâu.”
Tôi là người rất thù dai.
Suốt bao nhiêu năm qua, anh đã đẩy tôi ra hết lần này đến lần khác, không cho tôi lại gần. Giờ chỉ vì vài lần ngủ cùng mà muốn tôi tha thứ sao?
Không có chuyện đó đâu.
Nhưng khi nhìn thấy cơ bắp rắn chắc bên dưới lớp áo sơ mi của anh, tôi không nhịn được mà nuốt nước bọt.
Không tha thứ thì không tha thứ, nhưng chuyện ngủ thì vẫn phải ngủ.
Rời khỏi khách sạn, tôi đi đến địa chỉ mà trợ lý cung cấp – nhà của kẻ đã bỏ thuốc tôi.
Hắn bị bảo vệ giữ chặt, quỳ gối dưới đất, cầu xin tôi tha thứ, nói rằng mình chỉ vì nhất thời lầm lỡ nên mới làm chuyện dại dột.
Tôi không hề mềm lòng, lập tức giao hắn cho cảnh sát.
Nhưng điều tôi không ngờ là, chuyện này nhanh chóng đến tai bố mẹ tôi chỉ sau vài ngày.
14
Lúc bố mẹ gọi điện thoại, Giang Dã đang nằm trên giường của tôi.
Hơi thở gấp gáp và những giọt mồ hôi nóng hổi bao quanh chúng tôi.
Nghe tiếng chuông điện thoại reo, tôi theo phản xạ đẩy anh: “Giang Dã, điện thoại!”
Nhưng anh không nghe, mà còn cúi xuống hôn vào dái tai tôi, tiếp tục hành động của mình.
Tôi bực mình cắn anh một cái, lúc này anh mới tỉnh ra, vẻ mặt ấm ức, đưa điện thoại cho tôi.
Vừa nhấc máy, giọng mẹ tôi đã vang lên đầy sốt ruột: “Tiểu Ý, con và Giang Dã đang ở đâu?”
Tôi liếc nhìn Giang Dã bên cạnh – đôi môi anh khẽ hé mở vì mệt, nhưng khi thấy tôi ra hiệu, anh ngoan ngoãn ngồi quỳ thẳng lại.
Trong lòng tôi dâng lên một niềm vui khi được “bắt nạt” anh.
Tôi vờ như không quan tâm, lơ đễnh đáp lời mẹ:
“Mẹ, làm sao con biết Giang Dã ở đâu?”
“Mẹ không nên hỏi con chuyện đó.”
Hơi thở của Giang Dã khựng lại, lông mi khẽ rung, anh định lại gần hôn tôi, nhưng rồi lại tủi thân lùi về.
Anh chỉ biết nhìn tôi bằng ánh mắt ướt át, rồi dùng tay ra hiệu: “Anh… đang… ở công ty.”
Tôi cố tình ngập ngừng:
“Nhưng chắc là… anh ấy đang ở công ty…”
Chưa kịp nói xong, mẹ tôi đã hừ lạnh một tiếng, giọng nói nghiêm khắc vang lên khiến tôi đứng hình.
“Tiểu Ý, Giang Sùng.”
“Hai đứa lập tức xuống đây gặp mẹ ngay!”
15
Tôi quỳ trước mặt bố mẹ mình, cúi đầu không dám ngẩng lên vì chột dạ.
Bên cạnh, Giang Dã cũng quỳ gối, còn cha mẹ hắn thì ngồi ngay bên cạnh, ánh mắt chờ đợi.
“Nói đi, hai đứa bắt đầu từ khi nào?”
Trong nhà tôi, mẹ là người có tiếng nói tuyệt đối. Mẹ đã nói một, không ai dám cãi hai.
Không còn cách nào khác, tôi đành thành thật kể hết mọi chuyện từ đầu đến cuối.
Nghe xong, mẹ tôi giận đến mức đập bàn “rầm” một cái, gằn giọng:
“Đồ khốn nạn! Dám bỏ thuốc con gái tôi! Đưa hắn vào đồn cảnh sát còn nhẹ tay quá!”
Tôi thầm cười trong lòng – mẹ vẫn luôn thương tôi nhất.
Nhưng chưa kịp vui mừng lâu, mẹ lại quay sang tôi và Giang Dã, tiếp tục chất vấn: “Thế bây giờ nói thật xem, ai là người chủ động?”
“Tiểu Ý, nói thật đi, không được bắt nạt Giang Dã.”
Thật ra, vì bao nhiêu năm bị Giang Dã xa lánh, tôi đã tích tụ không ít oán hận với anh.
Mỗi lần hai nhà cùng đi dự tiệc, thấy anh không thèm để ý đến tôi, tôi liền cố tình đến gần chuốc rượu anh.
Vào sinh nhật, tôi cũng toàn tặng những món quà làm anh hoảng sợ thay vì những niềm vui bất ngờ.
Nói ngắn gọn, tôi luôn tìm đủ mọi cách để “hành” anh cho bõ tức.
Khi mẹ hỏi ai là người chủ động, tôi cười gượng.
Tất nhiên là tôi rồi.
Lúc đó thuốc ngấm quá mạnh, lại có một người đàn ông đứng ngay trước mặt, ai mà nhịn nổi?
Ngay khi tôi định thành thật thừa nhận, Giang Dã bất ngờ đứng dậy, nhận hết lỗi về mình.
“Dì ơi, là… con… chủ động.”
Một câu đơn giản mà Giang Dã phải mất rất nhiều thời gian để nói hết.
Cha mẹ anh nghe xong thì nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng:
“A Dã, con nói được rồi sao?”
Giang Dã khẽ gật đầu, rồi tiếp tục ra hiệu bằng tay:
“Không… phải… lỗi của Ý Ý.”
“Dì… đừng trách… cô ấy.”
Nhưng mẹ tôi đâu phải người dễ bị dỗ ngọt. Bà nheo mắt, nhìn tôi đầy dò xét:
“Thế hôm nay chắc không phải Giang Dã lại chủ động chứ, hử, Tiểu Ý?”
Tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình lại bị bố mẹ bắt quả tang.
Không dám nói dối, tôi cắn răng gật đầu:
“Là con chủ động.”
Tôi cứ tưởng mẹ sẽ trách mắng mình, ai ngờ bà lại bật cười sảng khoái, rồi quay sang nắm chặt tay mẹ của Giang Dã:
“Ôi trời, thông gia, cuối cùng chúng ta cũng thành thông gia rồi!”
“Bà không biết đâu, tôi mong chờ ngày này bao lâu rồi!”
“Hai đứa này, đứa nào cũng cứng đầu như đá ấy.”
Bố tôi cũng tươi cười mãn nguyện, lặng lẽ kéo tay bố Giang Dã, nước mắt lưng tròng:
“Thông gia, cuối cùng chúng ta cũng thành người một nhà rồi.”
Tôi: “…?”
16
Thế là tôi và Giang Dã cứ như vậy mà trở thành một cặp trong sự ngỡ ngàng.
Không cần hỏi han thêm gì, mẹ tôi lập tức đặt ngày cưới.
Khi Trình Chước rủ tôi ra ngoài, cô ấy không nhịn được mà trầm trồ:
“Mẹ cậu nhanh thật đấy. Nhưng mà hai người cũng bất cẩn ghê, ở ngay giường nhà mình mà cũng bị bắt?”
Tôi thở dài:
“Tớ cũng không ngờ mẹ lại bắt ngay tại nhà.”
Nói xong, giọng Trình Chước bỗng trầm xuống, mang theo chút băn khoăn:
“Nhưng cậu thực sự muốn kết hôn với Giang Dã à? Cậu ấy không nghe được, cuộc sống của hai người sẽ gặp không ít rắc rối đấy.”
“Với lại, cậu không phải luôn coi cậu ấy là kẻ thù sao?”
Trình Chước chỉ biết rằng Giang Dã là kẻ thù của tôi, chứ không hề biết chúng tôi từng là thanh mai trúc mã.
Tôi im lặng một lúc, rồi nghiêm túc đáp:
“Là kẻ thù, nhưng cũng là thanh mai trúc mã.”
Ở bên Giang Dã chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.
Nhưng tôi chưa bao giờ coi anh là gánh nặng.
Cho dù Giang Dã không nghe được và phải đeo máy trợ thính suốt đời, điều đó không thành vấn đề với tôi.
Anh sẽ không bao giờ là gánh nặng của tôi.