Quay đầu lại, tôi thấy Diệu Diệu đang khóc lóc tội nghiệp, vùi vào lòng mẹ tôi với vẻ đáng thương không tả nổi.

Bố tôi mặt mày tối sầm, thấy tôi về, liền quát lớn —

“Vân Phỉ, qua đây ngay! Bố vừa đưa con vào trường quốc tế, thế mà con đã gây ra một chuyện lớn như vậy để cảm ơn bố sao!!”

Hả??

Rốt cuộc Diệu Diệu đã nói gì với họ vậy?

Mẹ tôi nhẹ nhàng khuyên nhủ, “Con bé mới về, anh đừng nghiêm khắc quá, đừng làm con sợ.”

Rồi bà quay sang nhìn tôi với ánh mắt dịu dàng nhưng giọng điệu lại không che giấu nổi sự thất vọng, “Vân Phỉ, chuyện này con thực sự làm sai rồi, là người một nhà, sao con có thể tranh giành của chị gái chứ?”

Bố tôi còn chẳng cho tôi cơ hội giải thích, lập tức mắng thẳng vào mặt.

“Đừng nghĩ chỉ vì nhận con về mà cái gì cũng là của con. Bây giờ gọi cho cô giáo, nói từ bỏ, trả lại vị trí cho chị, đừng để lên sân khấu làm mất mặt gia đình.”

Mẹ tôi ra hiệu bảo tôi bấm số ngay.

Tôi cười, “Con dành được bằng thực lực, sao lại phải trả?”

Ngay lúc đó, tôi bị tát mạnh, đầu lệch hẳn sang một bên.

Bố tôi giận dữ tát một cái, “Ba mẹ nuôi dạy con kiểu gì mà lại dám cãi bố mẹ như thế? Đồ không biết dạy dỗ!”

Diệu Diệu lập tức chen vào, dịu dàng nói, “Bố, đừng đánh Phi Phi nữa, là con chiếm chỗ của em ấy, nếu em ấy muốn thì con nhường lại thôi mà.”

Tôi bất ngờ siết chặt bàn tay bố đang chỉ vào mặt mình, “Vân Trác Thành, bố chửi con thì được, nhưng chửi bố nuôi của con thì không.”

Tôi không cần soi gương cũng biết gương mặt mình khi đó đáng sợ đến mức nào.

“Con không được dạy dỗ đàng hoàng vì sống mà không có bố mẹ chăm sóc.

“Bố ruột thì bế đứa khác về nuôi, không đi tìm con, phải đợi bà đích thân cử người đón con về.

“Ngày sinh thật của con, bố mẹ lại tổ chức sinh nhật cho đồ giả kia, lúc đó sao không sợ người ta cười chê!”

Bố tôi giận đến nỗi đỏ bừng mặt, tôi chẳng buồn để ý, buông tay ông ra, lách qua đi về phòng, “Thứ con đạt được bằng thực lực, con tuyệt đối không nhường.”

Ngay trước khi đóng cửa phòng, tôi vẫn nghe tiếng hỗn loạn vang lên trong phòng khách, tiếng bố tôi giận dữ chửi rủa, xen lẫn tiếng Diệu Diệu với giọng ngọt ngào pha lẫn nước mắt, nghe mà bực mình.

Tôi đóng sầm cửa, mặc kệ họ ở ngoài phát điên.

6

Trong đêm hội Trung Thu, khi tôi trang điểm, vẽ mày kỹ lưỡng và bước ra sân khấu với bộ váy đỏ rực rỡ, phần múa đơn của tôi đã đẩy bữa tiệc lên đến đỉnh điểm — làm cho tất cả những ai từng chế nhạo tôi phải câm lặng.

Trên sân khấu, tôi trong bộ váy đỏ cổ điển, dáng người uyển chuyển như không xương. Ở phần đầu, điệu múa mềm mại như cá chép đỏ bơi dưới ánh trăng, thể hiện sự dịu dàng và quyến rũ đến tận cùng.

Đột nhiên, giai điệu chuyển hẳn, tôi nhón mũi chân xoay một vòng, trong tay xuất hiện một thanh kiếm dài, lập tức biểu diễn một đoạn kiếm vũ, tràn đầy sức mạnh, uyển chuyển nhưng sắc bén vô cùng!

“Dù điều kiện lớn lên không tốt, nhưng gen và tài năng đúng là vẫn vượt trội.”

“Tôi thấy cô ấy múa đẹp hơn cả Diệu Diệu, kiếm vũ vừa khí thế vừa quyến rũ.”

Tối hôm đó tôi hoàn toàn chiếm trọn sự chú ý, ở sau sân khấu, Diệu Diệu đứng với gương mặt như vừa ăn phải thứ gì đó rất tệ, nhìn mà tôi thấy sảng khoái vô cùng.

Trên đường lui vào để thay đồ, bỗng một bóng dáng cao lớn chắn ngang lối đi của tôi.

Trong lòng tôi báo động, lập tức xoay người chạy.

Nhưng người phía sau cao ráo chân dài, chạy còn nhanh hơn cả tôi. Chỉ hai, ba bước là anh ấy đã túm được tôi, một tay kéo eo tôi ngã ngược lại.

Tôi ngã ngay vào lòng anh ấy, tay anh về giữ chặt tôi, cằm tựa lên vai tôi, tôi ngửi thấy một mùi hương lạnh lẽo mà cả đời tôi chẳng bao giờ muốn ngửi thấy.

“Lâu quá không gặp, Tiểu Phỉ.”

Giọng nói trầm ấm vang lên bên tai làm tôi cảm giác như tê dại.

Tôi như bị điện giật, lập tức nhảy dựng lên, đá một cú vào sau lưng!

Tên đáng ghét đó tránh kịp, tôi nhìn kỹ khuôn mặt lớn kia — quả nhiên là tên khốn Tống Thanh Yến!!

“Nhà họ Tống, đừng tưởng tôi sợ nhà anh mà không dám đánh anh! Có gì thì lại bị kéo về quỳ trong từ đường thôi, thử chạm vào tôi nữa xem!”

Nói xong, tôi nhấc váy bỏ chạy ngay.

7

Chuyện ân oán giữa tôi và Tống Thanh Yến bắt đầu từ mấy năm trước.

Năm đó, bố nuôi tôi có chuyến đi xa, khi về thì mang theo một cậu công tử bảnh bao, quý giá như vàng ngọc, trông còn dễ vỡ hơn cả đồ gốm nhà ông Lý hàng xóm.

Bố nuôi dặn đi dặn lại tôi phải chăm sóc cho Tống Thanh Yến, đừng có đấm đá như đám trẻ con trong làng (nếu có làm hỏng thì đúng là nhà tôi không đền nổi thật).

Tống Thanh Yếu khi đó còn trẻ con, là cậu ấm bỏ trốn lên núi tránh vụ tranh giành quyền lực trong nhà.

Tống Thanh Yến là con trai mà còn yếu ớt, dễ tổn thương, còn giả bộ bệnh, tôi lại thích mấy đứa khỏe mạnh, đánh thắng tôi ấy chứ, nhưng phải công nhận là trông anh ấy rất đẹp, rất hợp ý tôi.

Suốt mấy ngày anh ấy ở đó, cứ giả vờ ho hen, tỏ vẻ yếu đuối, nói mình bệnh nặng, chẳng biết ngày nào sẽ “đi.” Lấy lý do đó để chỉ đạo tôi dâng trà, mang nước phục vụ.

Lúc ấy tôi ngây thơ, bị lừa một cách ngoạn mục, hễ anh ấy đòi gì tôi đều đáp ứng. 

Đến khi anh ấy biết được tôi có học múa, liền bắt tôi múa cho xem. 

Tất nhiên, tôi cũng chiều ý anh ấy thôi.

Cho đến một hôm, tôi thấy anh ấy cùng lũ trẻ trong làng trèo cây, bắt tổ chim, xuống sông bắt cá, mặt không đỏ, hơi không dốc, thì tôi mới nhận ra mình đã bị lừa.

Lúc đó tôi kéo cậu ta đi khám bác sĩ đông y.

Tống Thanh Yến có bệnh gì đâu? Anh ta khỏe như vâm ấy chứ! Tôi giận quá, lập tức đè anh ta xuống đất và cho một trận no đòn.

Bố nuôi tôi thấy vậy thì hoảng hốt, gọi bác sĩ tới gấp trong đêm, rồi còn phải đến nhà họ Tống xin lỗi. May mà hai nhà có chút giao tình, nhưng tôi vẫn bị kéo về nhà cũ, chịu mấy trận la mắng, phải quỳ từ đường suốt mấy ngày.

Vì thế giờ mỗi lần thấy anh ấy là tôi nổi đóa.

8

Nhà họ Thẩm tổ chức một bữa tiệc, chủ yếu là để khoe bộ ấm chén làm từ lò gốm Như Diêu mà họ mới có được từ một nghệ nhân nổi tiếng.

Nghe nói đây là báu vật vô giá, trong văn hóa Trung Hoa, gốm sứ cao cấp luôn là xa xỉ phẩm, huống chi lại là dòng Như Diêu đẳng cấp hàng đầu.

Quan khách đều trầm trồ khen ngợi trước bộ sưu tập gốm quý trưng bày trong tủ kính giữa phòng, “Nghe nói là tác phẩm của nghệ nhân Lý Vân Thái, mọi người xem kìa, kỹ nghệ chẳng thua gì thời nhà Tống.”

Tôi thì chỉ đứng ngắm nghía bộ ấm chén đó một lượt.

Thẩm Văn Tuấn bước đến bên cạnh, mỉa mai, “Có người chắc còn chẳng biết Như Diêu là gì đâu. Cả đời chỉ nhìn thấy một lần là đủ để nhớ mãi rồi.”

Nhiều vị khách quay lại nhìn, tôi liếc cậu ta một cái, bình thản nói, “Mấy thứ trẻ con làm ra, có gì để tôi phải nhớ mãi cả đời chứ?”

“Cậu nói vớ vẩn cái gì đấy?!”

“Làm sao mà so được với đồ ông nội rồilàm. Mấy người cứ đeo cái tên nổi tiếng vào để bán kiếm tiền thôi, chứ tôi thấy nó chỉ đáng vài triệu, cho tôi tôi cũng không lấy.”

Bố tôi liền quát, “Vân Phỉ, con nói lung tung gì thế!”

Bản gốc của ông Lý đều ở trong tủ chén nhà tôi rồi, mỗi ngày đều lấy ra ăn uống, còn đồ Lý “Cún” làm ra thì tôi không thèm lấy về.

Thẩm Văn Tuấn tức đến độ suýt xắn tay áo lên, nhưng Diệu Diệu nhanh chóng chen vào kéo cậu ta lại.

“Phi Phi, mau xin lỗi anh Văn Tuấn đi, em quá đáng quá rồi. Ở đây bao nhiêu người mà lại nói năng bừa bãi thế?”

Tôi nở nụ cười thách thức, và đúng như dự đoán, Thẩm Văn Tuấn tức điên lên, “Nếu không muốn ở đây thì cút ra ngoài đi—”

“Khoan đã.” Một ông lão mặc áo Trung Sơn, râu dài, khoanh tay chậm rãi bước tới.

Thẩm Văn Tuấn giật mình, vội vàng cung kính chào, “Chào thầy Lý—”

Ông Lý chẳng thèm đoái hoài, cũng không để ý đến vợ chồng nhà họ Thẩm, mà đi thẳng về phía tôi, “Phi Phi, sao cháu lại ở đây? Đến thành phố S mà không báo với ông một tiếng.”

Giữa những ánh mắt kinh ngạc, tôi tươi cười khoác lấy ông, “Aiya, tại bố mẹ ruột cháu tìm thấy rồi mà, sớm biết ông cũng ở đây, cháu đã phi tới sớm rồi! Cháu vẫn thèm bánh rồng của ông lắm đấy!”

Ông Lý cười đến mức không khép miệng lại được, “Cái con bé này, miệng ngọt nhất rồi đấy, cháu thấy đứa cháu trai hư của ông chưa? Chính nó làm ra cái đồ trong tủ đấy, ông cũng thấy chẳng đáng gì nên mới bán rẻ cho họ thôi!”

Ông Lý kéo tôi ra giữa phòng, trang trọng giới thiệu, “Đây là cô bé hàng xóm của tôi, gia đình hai nhà chúng tôi là bạn bè nhiều đời, Phi Phi cũng coi như cháu gái của tôi.”

“Con bé này còn nhỏ, có gì chưa phải, mong mọi người lượng thứ,” nói rồi ông ấy chậm rãi đảo mắt một vòng quanh phòng. Những người hiểu chuyện ngay lập tức hiểu ý ngầm của ông.

Nhà họ Thẩm vội vàng nịnh bợ, “Cô bé Phi Phi thật thông minh, đáng yêu, có phong thái của ông hồi trẻ.”