Một nơi không có cảm giác thân thuộc thì làm sao có thể gọi là nhà?
15
Thời gian đại học của tôi rất bận rộn, nhưng cũng rất đầy đủ và hạnh phúc, vì tôi quen biết nhiều bạn mới và học hỏi được nhiều điều thú vị.
Sau khi hoàn thành bậc đại học, tôi tiếp tục theo học chương trình thạc sĩ.
Trong thời gian này, tôi nghe tin Tần Tư Vũ và Hạ Phàm kết hôn.
Tuy nhiên, tôi không tham dự lễ cưới của họ vì khi đó tôi đang theo chân giảng viên tham gia một dự án khép kín, đương nhiên không cầm theo điện thoại, và khi tôi cầm lại vào máy thì đám cưới của cô ấy đã kết thúc được mấy ngày.
Tần Duệ vẫn còn tức giận, nhưng ông ta không thể kiểm soát được tôi.
Khi tôi sắp tốt nghiệp thạc sĩ, tôi nhận được cuộc gọi từ Tần Hoài Thước.
Anh ấy nói: “Tháng sau, ngày 16 anh cưới, em đến dự không?”
Anh ấy cũng gần ba mươi rồi, việc kết hôn cũng là chuyện bình thường, mà nghe nói cô dâu còn là một thiên kim tiểu thư môn đăng hộ đối, đã yêu nhau với Tần Hoài Thước được ba năm.
Có vẻ như Tần Hoài Thước đã rút kinh nghiệm, thông báo cho tôi từ trước hơn một tháng.
Nhưng tôi lại không thể hứa chắc chắn, nên đáp:
“Nếu không trùng lịch, em sẽ đến tham dự.”
Tôi nhớ lại cảnh tượng khi tôi tỉnh dậy trong thời đại này, cho đến nay tôi vẫn luôn nhớ rõ rằng mình không có tư cách thay thế cho Tần Diệu Đình, và từ góc độ của mình, tôi cũng không đồng tình với quan niệm gia đình của họ.
Chẳng mấy chốc, tôi sẽ theo học tiến sĩ.
Khi biết tôi sẽ về nhà dự đám cưới, giảng viên của tôi cau mày rồi đi làm thủ tục xin phép. Lúc tôi về, có hai anh vệ sĩ đi theo.
Dù họ mặc đồ bình thường thôi, nhưng khí chất của họ khó mà giấu được.
Tại đám cưới của Tần Hoài Thước, tôi gặp lại nhiều gương mặt quen thuộc.
Trong đó, khi một số người vẫn còn đang vui chơi hưởng thụ, thì một số đã kết hôn và có con.
Khi tôi xuất hiện, có người thậm chí còn không nhận ra tôi là ai.
Nhưng khi họ nhìn tôi và Tần Hoài Thước, họ lại bắt đầu xì xào bàn tán.
Khuôn mặt tôi không thay đổi nhiều, nhưng dù sao tôi và Tần Hoài Thước là anh em ruột, việc chúng tôi có vài nét giống nhau là điều bình thường.
Đặc biệt, Tần Hoài Thước cao 1m85, còn tôi cũng cao đến 1m75.
So với chúng tôi, Tần Tư Vũ nhỏ nhắn hơn nhiều, và đường nét trên khuôn mặt cô ấy không giống với người nhà Tần cho lắm.
Tin đồn thường lan truyền theo những hướng rất vô lý.
Có người bắt đầu bàn tán về việc giữa tôi và Tần Tư Vũ, ai mới thực sự là con gái ruột.
Nhưng vì những năm qua, người tỏa sáng trước công chúng luôn là cô ấy, nên nhiều người tin rằng tôi là con riêng của Tần Duệ, bởi nhà họ Tần không có lý do gì phải nhận nuôi thêm một đứa con gái khi đã đủ nếp đủ tẻ.
Dù người khác đoán thế nào, tôi cũng không bận tâm nhiều về chuyện của nhà họ Tần.
Khi gặp lại Tần Hoài Thước và vợ mới cưới của anh ấy, tôi vẫn gửi tặng món quà cưới và lời chúc mừng.
Khi thấy tôi, biểu cảm của Tần Hoài Thước có vẻ phức tạp.
Anh liếc nhìn hai người hộ vệ theo sau tôi, rồi nhẹ giọng nói:
“Có vẻ anh mà không mời trước thì em cũng chẳng về rồi.”
Tôi không nói gì, đúng là như vậy.
Có lẽ anh ấy đã nhận ra rằng con đường tôi đi, hoàn toàn khác biệt với những gì mà gia đình họ từng nghĩ.
Tần Hoài Thước hỏi: “Em có muốn qua chào ba mẹ không?”
“Tí nữa.” Tôi đáp.
Tôi không ngờ sẽ gặp lại Lâm Hạo Thịnh ở đây.
Giờ cậu ấy thực sự đã trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều, theo nguyện vọng gia đình, cậu theo chính trị sau khi tốt nghiệp.
Với sự hỗ trợ từ gia đình, con đường sự nghiệp của cậu ấy cũng khá thuận lợi, không gặp phải sai sót nào.
“Trịnh Diệu Đình,” anh ấy gọi tôi một tiếng, trên gương mặt hiện lên chút lúng túng,
“Lâu rồi không gặp, dạo này cậu thế nào?”
Ký ức về Lâm Hạo Thịnh chợt hiện lên trong đầu tôi, thật khó để liên hệ người đàn ông nho nhã trước mặt với cậu thanh niên từng dọa tôi trong lớp hỏi xem tôi có muốn chết hay không.
Tôi gật đầu: “Rất tốt, còn cậu thì sao?”
Anh ấy cười nhẹ: “Tôi cũng ổn.”
Một lúc sau, anh hỏi: “Lần này về cậu định ở lại bao lâu?”
Tôi trả lời: “Ngày mai sẽ đi rồi.” Vì phòng thí nghiệm vẫn còn hàng loạt dữ liệu cần được xác nhận.
Gương mặt Lâm Hạo Thịnh thoáng vẻ thất vọng, một lát sau, tôi nghe cậu khẽ cười:
“Cậu bây giờ đúng là bận rộn, liên lạc khó lắm luôn.”
Tôi không phủ nhận, đúng là đôi khi tôi trả lời tin nhắn khá chậm thôi.
Đang trò chuyện thì mẹ của Lâm Hạo Thịnh đi tới, tôi mỉm cười chào bà vì dù sao trước đây bà cũng từng giúp đỡ tôi rất nhiều:
“Bác gái, lâu rồi không gặp.”
Mẹ của Lâm Hạo Thịnh giờ vẫn giữ được vẻ trang nhã và duyên dáng, bà mỉm cười dịu dàng với tôi:
“Là Diệu Đình à, giờ càng ngày càng xinh đẹp rồi, có bạn trai chưa?
Hạo Thịnh nhà bác có cơ hội không?”
Vừa nghe mẹ mình nói, Lâm Hạo Thịnh liền ngỡ ngàng: “Mẹ, mẹ đang nói gì thế?”
Tôi cũng ngạc nhiên, nhưng rồi bật cười:
“Bác gái, cháu thấy có nhiều cô bé vẫn đang lén nhìn Lâm Hạo Thịnh đó ạ.”
Lâm Hạo Thịnh vội nói:
“Đừng nghe mẹ tôi, bà đùa thôi, bây giờ gặp ai bà cũng nói thế, như kiểu tôi là hàng tồn kho vậy.”
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi này chỉ là một phần bình thường trong tiệc cưới của Tần Hoài Thước.
Sau khi dự xong lễ cưới, tôi đi gặp bố mẹ “ruột”của mình.
Không ngờ, bên cạnh họ còn có một người đàn ông trẻ, mà qua lời giới thiệu của Tần Duệ, tôi cũng đoán được phần nào.
Tôi nói: “Ngày mai con sẽ đi rồi.”
Tần Duệ nhíu mày: “Sao phải đi gấp thế?
Con đi học thôi mà, có cần phải gấp gáp như nô lệ vậy không?”
Bà Lâm Dụ đứng bên cạnh tiếp lời:
“Đây là Tam công tử nhà họ Lý, bạn của anh con, các con trẻ tuổi, làm quen nhau chút đi?”
Tôi cười nhẹ, chợt nhớ đến câu chuyện than thở của một đàn anh về việc bị ép mai mối mỗi khi về nhà nghỉ lễ.
“Không cần làm quen đâu, cũng không cần giới thiệu đối tượng kết hôn cho con.” Giọng tôi rất bình tĩnh:
“Bây giờ muốn kết hôn với con, trong ba đời phải xét duyệt chính trị, nhà mình có thể chấp nhận không?”
“…”
Tôi cũng chẳng quan tâm hai vợ chồng họ tức giận thế nào.
Nhưng tình cờ thay, khi tôi đang chuẩn bị bước ra ngoài, thì nhìn thấy Tần Tư Vũ và Hạ Phàm đang đứng cãi nhau ở hành lang.
Cặp đôi thanh mai trúc mã này, sau khi kết hôn, cuộc sống dường như không ngọt ngào như tôi tưởng.
Họ đang tranh cãi, và Hạ Phàm định bỏ đi, nhưng Tần Tư Vũ níu lấy anh ấy.
Tôi nghe thấy giọng nói của Hạ Phàm vang lên:
“Em có biết khi nãy, mấy người ở bàn kia bàn tán về Tần Hoài Thước và Tần Diệu Đình giống anh em ruột đến thế nào không?
Cái ánh mắt mà họ nhìn anh thật kỳ quặc.”
Giọng Tần Tư Vũ đầy mệt mỏi:
“Anh không phải đã biết chuyện này từ lâu rồi sao?
Giờ anh thấy khó chịu là vì thấy Tần Diệu Đình ngày càng xinh đẹp, hay vì thân phận của cô ấy giờ đã thay đổi?”
Câu nói của Tần Tư Vũ đột ngột dừng lại khi phát hiện tôi đang đi qua.
Tôi giữ vẻ mặt bình thản, bước đi cùng với hai người hộ vệ phía sau, không ngoảnh lại nhìn họ, mà tôi cũng không cảm thấy cần phải quan tâm đến biểu cảm của họ làm gì.
Dẫu vậy, khi đi xa hơn, tôi vẫn có thể nghe loáng thoáng tiếng cãi vã của họ vọng lại từ phía sau.
16
Sau khi tham dự xong đám cưới của Tần Hoài Thước, tôi quay trở lại trường và tiếp tục chìm đắm trong nghiên cứu của mình.
Tôi cũng chẳng quan tâm nhiều đến những chuyện xảy ra bên ngoài.
Trong suốt thời gian học tiến sĩ, người mà tôi thường xuyên giao tiếp cũng chỉ có thầy hướng dẫn và các anh chị học nghiên cứu sinh khác, tóc của tất cả chúng tôi đều đang rụng dần đều.
Lần tiếp theo tôi nghe tin về gia đình Tần là qua mạng, hóa ra lô đất mà nhà Tần đã đấu giá trúng gặp vấn đề, không chỉ mất một khoản tiền lớn, mà còn có công nhân bị thương.
Không biết giữa chừng đã xảy ra chuyện gì, có người đồn đại rằng nơi đó “không sạch sẽ,” có ma quỷ, nhưng hiện tại, đã có một cơ quan chuyên trách đứng ra giải quyết vụ việc này.
Có người còn chụp được hình ảnh những người mặc áo đạo sĩ, tay cầm la bàn đi vào một ngôi nhà bỏ hoang.
Tôi vốn không bận tâm đến chuyện của nhà Tần, cho đến khi thấy bức ảnh một mặt dây hồ lô quen thuộc lan truyền trên mạng.
Tôi nhìn bức ảnh đó rất lâu, đến mức không nhận ra thầy giáo đang đứng cạnh, thầy lên tiếng hỏi:
“Xem cái gì mà chăm chú thế?”
Tôi ngẩng đầu lên và đáp: “Thầy ơi, em muốn xin nghỉ phép.”
“…”
17
Tôi liên hệ với Tần Hoài Thước và nói rằng muốn vào xem thử mảnh đất đó.
Dạo gần đây anh ấy rõ ràng đã bị phiền nhiễu bởi chuyện này không ít, nên khi nghe tôi nói muốn tới, anh ấy không giấu nổi sự ngạc nhiên.
“Em đến đó làm gì, đừng có mà mang thêm phiền phức.”
Khu đất đó đã được dựng rào chắn và có cảnh báo xung quanh, các lối vào đều có người gác, nếu không có người dẫn, tôi không thể vào được.
Khi tôi tới nơi, thấy Tần Hoài Thước đứng đợi bên đường, dù mới một thời gian kể từ lần cuối chúng tôi gặp nhau, nhưng anh ấy trông tiều tụy đi rất nhiều.
Anh ấy vẫn không hiểu tại sao tôi lại muốn đến đây.
“Diệu Đình, chỗ này không phải chỗ vui chơi đâu. Những lời đồn trên mạng không phải là vô căn cứ đâu, tốt nhất em đừng vào.”
Trong mắt tôi lúc này chỉ còn thấy căn nhà cổ kềnh càng, yếu ớt như thể chỉ cần một cơn gió mạnh cũng có thể thổi bay, nhưng có thứ gì đó thôi thúc tôi tiến về phía trước.
Một con số bí ẩn mà tôi chưa bao giờ giải đáp được, và giờ câu trả lời dường như đang ở ngay trước mắt.
Khi chúng tôi vào bên trong, thấy các đặc cảnh cùng một ông cụ mặc áo đạo sĩ. Đặc cảnh trang bị vũ khí giống như súng, còn ông cụ thì trông vẻ mặt rất nghiêm trọng.
Khi thấy chúng tôi bước vào, họ lập tức yêu cầu chúng tôi rời đi.
Nhưng khi tôi nhìn vào mắt ông cụ đạo sĩ, ông ấy như thở dài sau một lúc lâu.
“Hóa ra là người hữu duyên.”
Tôi không hiểu câu nói của ông, nhưng sau đó, chúng tôi được phép ở lại. Những người mặc đồ như đặc cảnh cũng không tiếp tục xua đuổi chúng tôi nữa.
Tôi không biết họ thuộc cơ quan nào, nhưng nhìn rất nghiêm túc và rõ ràng có thẩm quyền.
Bước vào căn nhà cũ kỹ, mỗi bước chân trên cầu thang đều mang theo cảm giác nặng nề của lịch sử.
Hồi học cấp ba, tôi đã cố tìm hiểu về quê nhà của mình, nhưng ngôi nhà mà tôi từng sống đã bị hủy hoại trong chiến tranh và sau đó được xây dựng lại.
Và nơi này không phải là chỗ mà tôi từng biết, nhưng cái chuông hồ lô bụi bặm treo ở đầu giường trong căn phòng đầy bụi bẩn trên tầng hai này lại khiến tôi nhớ đến một người.
Tôi chưa từng đến đây trước đó, nhưng có lẽ, anh ấy đã từng.
Tôi bước tới gần hơn, và nghe thấy tiếng xì xào từ phía dưới, dường như họ muốn ngăn tôi vào căn phòng này, nhưng tôi chỉ nghe lờ mờ được mấy từ “âm khí nặng nhất.”
Mặc dù đang là ban ngày, nhưng căn phòng này u ám, không thấy ánh sáng mặt trời.
Ở góc phòng có một cái bàn gỗ, đã cũ kỹ và xuống cấp, trông rất tàn tạ.
Tôi nhìn khung cảnh đó, trong đầu tôi bỗng hiện lên hình ảnh của một người đàn ông trẻ tuổi mặc quần tây và áo sơ mi Tây phương, đang cúi đầu làm việc trên bàn.
Trong không khí vẫn còn mùi ẩm mốc, tôi chậm rãi tiến về phía chiếc giường, đưa tay ra chạm vào chuông hồ lô. Khi đó, một luồng gió nhẹ bỗng thổi qua không gian.
Chiếc chuông hồ lô chỉ là một món đồ trang trí rất bình thường, được làm từ gỗ đào, treo bằng một sợi dây đỏ đã phai màu theo năm tháng. Sợi dây đã trở nên giòn đến mức chỉ cần chạm nhẹ là đã đứt.
Dường như những giả thuyết mà tôi từng suy đoán sắp được tiết lộ.
Tay tôi khẽ run lên, cầm lấy chiếc chuông hồ lô, chiếu đèn pin điện thoại xuống đáy, tôi thấy những vết khắc mờ nhạt, mờ đến mức tôi suýt không thể nhìn rõ.
Nhưng tôi vẫn nhận ra được, trên đó khắc ba chữ: “Tần Diệu Đình.”